Triều Nguyễn chính là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Với 13 đời vua Nguyễn, trải qua 143 năm trị vì từ năm 1802 đến năm 1945. Tìm hiểu về các vị vua Triều Nguyễn sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức về lịch sử dân tộc. Cùng chúng Tôi tìm hiểu chi tiết trong những nội dung dưới đây nhé!
Sơ lược về Triều đại nhà Nguyễn
Triều đại nhà Nguyễn được thành lập vào năm 1802 tại Huế. Vùng đất cố đô Huế đã chứng kiến biết bao lịch sử thăng trầm của dân tộc ta.
Vào mùa thu năm 1792, nhà Tây Sơn suy vong do sự kiện vua Quang Trung đột ngột qua đời. Lúc này, Nguyễn Phúc Ánh (cháu chúa Nguyễn Phúc Khoát) lợi dụng tình hình đã đánh chiếm thành nhà Tây Sơn. Sau đó, ông lập triều Nguyễn và lên ngôi vua vào năm 1802. Hiệu là Nguyễn Ánh, đóng đô tại Phú Xuân (Huế).
Sau khi lên ngôi được 2 năm, ông đã đổi tên nước thành Việt Nam. Đến năm 1838, con trai của ông là vua Minh Mạng đã lên kế vị và đổi tên nước thành Đại Nam.
Từ khi thành lập cho đến khi sụp đổ, Triều Nguyễn đã trải qua 13 đời vua trị vì. Bao gồm:
- Gia Long (1802-1820)
- Minh Mạng (1820 -1840)
- Thiệu Trị (1841-1847)
- Tự Đức (1847–1883)
- Dục Đức (1883 – 3 ngày)
- Hiệp Hòa (1883 – 4 tháng)
- Kiến Phúc (1883-1884)
- Hàm Nghi (1884-1885)
- Đồng Khánh (1885-1889)
- Thành Thái (1889-1907)
- Duy Tân (1907-1916)
- Khải Định (1916-1925)
- Bảo Đại (1926-1945)
Các vị vua Triều Nguyễn đã có công rất lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước bền vững về mặt kinh tế, văn hóa và cả xã hội. Những cuộc thi tìm kiếm nhân tài cũng diễn ra thường xuyên hơn. Để tìm hiểu chi tiết về 13 vị vua Triều Nguyễn, bạn hãy theo dõi tiếp nội dung bên dưới nhé!
Tóm tắt cuộc đời của 13 vị vua triều Nguyễn (1802 – 1945)
Dưới đây là những thông tin tóm tắt về cuộc đời của các vị vua Triều Nguyễn.
Vua Gia Long (1802 – 1820)
- Niên hiệu: Gia Long
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ánh
- Ngày sinh: 08/02/1762 DL
- Ngày mất: 03/02/1820 DL
- Miếu hiệu: Thế Tổ Cao Hoàng đế.
Gia Long là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Ông có 21 người vợ (kể cả phi tần) và 13 hoàng tử, 18 công chúa. Sau khi mất ông đã truyền ngôi cho người con thứ 4 là Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng).
Trong 25 năm cai trị, vua Gia Long đã lập công lớn trong việc thống nhất hai miền Nam Bắc. Đồng thời xác định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Đặc biệt, ông cũng chính là người cho xây kinh thành Huế vào năm 1805. Nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Minh Mạng (1820 -1840)
- Niên hiệu: Minh Mạng
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Đảm
- Ngày sinh: 25/05/1791 DL
- Ngày mất: 20/01/1841 DL
- Miếu hiệu: Thánh Tổ Nhân Hoàng đế
Vua Minh Mạng trị vì Triều Nguyễn trong gần 21 năm và có công lớn trong công cuộc ổn định đất nước. Những phân định ranh giới hành chính tại các địa phương từ thời của ông được giữ ổn định cho đến bây giờ.
Theo sử sách ghi lại, vua Minh Mạng có đến 500 người vợ và 78 hoàng tử. Khi mất, ông đã truyền ngôi lại cho Nguyễn Phúc Miên Tông (Thiệu Trị).
Trong thời gian trị vì, ông đã ban hành rất nhiều cải cách nội bộ nhưng vẫn tiếp tục cô lập đất nước. Tuyệt đối không giao lưu với phương Tây. Đây cũng là lý do khiến nước Đại Nam tụt hậu do không tiếp thu những khoa học – kỹ thuật hiện đại.
Thiệu Trị (1841-1847)
- Niên hiệu: Thiệu Trị
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Miên Tông
- Ngày sinh: 16/06/1807 DL
- Ngày mất: 04/10/1847 DL
- Miếu hiệu: Hiến Tổ Chương Hoàng đế
Thiệu Trị là con trai trưởng của vua Minh Mạng. Ông không chỉ là một nhà vua yêu nước mà còn là một nhà thi sĩ. Vua Thiệu Trị có 39 người vợ, 29 hoàng tử và 35 công chúa.
Sử sách mô tả Thiệu Trị là vị vua anh minh, giỏi giang, uyên bác Nho học. Tuy nhiên, trong suốt thời gian cai trị, ông không đưa ra cải cách gì mới mà chỉ tiếp tục duy trì những cải cách cũ từ thời vua Minh Mạng.
Thời kỳ ông cai trị cũng là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến đánh vào nước ta. Khởi đầu là trận cảng biển Đà Nẵng vào năm 1847. Sau khi ông mất 10 năm, Đại Nam chính thức bị Pháp đô hộ.
Tự Đức (1847–1883)
- Niên hiệu: Tự Đức
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
- Ngày sinh: 22/09/1829 DL
- Ngày mất: 19/07/1883 DL
- Miếu hiệu: Dực Tông Anh Hoàng đế
Tự Đức là vị vua có thời gian trị vị lâu nhất trong số 13 vị vua Triều Nguyễn – 36 năm. Lên ngôi vua đúng vào thời điểm thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, ông có nhiệm vụ đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước.
Ông có đến 103 bà vợ nhưng lại không có con. Bởi vì từ nhỏ ông đã mắc bệnh đậu mùa và mắc bệnh quai bị vào năm 20 tuổi. Tuy nhiên, ông đã nhận 3 người cháu là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng làm con nuôi.
Đại Nam trong thời kỳ cai quản của ông vẫn được áp dụng chế độ Bế quan tỏa cảng, không giao lưu buôn bán với nước ngoài. Điều này khiến cho đất nước bị lạc hậu so với các nước khác trên thế giới.
Dục Đức (1883 – 3 ngày)
- Niên hiệu: Dục Đức hay Nguyễn Cung Tông
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ưng Ái
- Ngày sinh: 11/02/1853 DL
- Ngày mất: Ngày 06 tháng 10 năm 1883
Nếu Tự Đức là ông vua có thời gian cai trị lâu nhất vì Dục Đức lại là vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất. Chỉ có 3 ngày. Sau khi lên ngôi, ông đã bị Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạch tội, phế truất. Tuy nhiên, 6 năm sau đó, một đứa con trai của ông đã lên ngôi vua và trở thành hoàng đế thứ 10 của Triều Nguyễn.
Sử sách ghi lại, khi mua Dục Đức mất đã để lại 8 người vợ, 11 hoàng tử và 8 công chúa. Mặc dù cuộc đời làm vua của ông quá thê thảm nhưng hậu duệ sau này của ông đã làm nên chuyện. Con ông là vua Thành Thái và cháu nội ông là vua Duy Tân sau này.
Hiệp Hòa (1883 – 4 tháng)
- Niên hiệu: Hiệp Hòa
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Hồng Dật
- Ngày sinh: Ngày 01 tháng 11 năm 1847AL
- Ngày mất: 29/11/1883 DL
Sau vua Dục Đức, Hiệp Hòa cũng là vị vua có thời gian cai trị đất nước khá ngắn – 4 tháng. Ông có 1 hoàng hậu, 11 hoàng tử và 6 công chúa. Sau 4 tháng trị vì, ông đã bị ép uống thuốc độc vì nghi mắc 3 tội danh thời đó.
Kiến Phúc (1883-1884)
- Kiến Phúc hoặc Kiến Phúc Đế
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ung Đăng
- Ngày sinh: 12/2/1869 DL
- Ngày mất: 31/07/1884 DL
Kiến Phúc lên ngôi vua khi mới 15 tuổi và trị vị trong 8 tháng. Đặc biệt, ông cũng băng hà khi mới 15 tuổi. Trong thời gian vua Kiến Phúc trị vị, triều đình Huế đã ký Hòa ước Patenôtre với thực dân Pháp.
Hàm Nghi (1884-1885)
- Niên hiệu: Hàm Nghi
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ưng Lịch
- Ngày sinh: 03/8/1871 DL
- Ngày mất: Ngày 14 tháng 01 năm 1944 AL
Hàm Nghi lên vua năm 13 tuổi và nổi tiếng là vị vua có lòng tự tôn dân tộc và yêu nước nhất. Ông sẵn sàng rời bỏ ngai vàng sau 1 năm trị vì và phát hịch Cần vương chống Pháp.
Vào năm 1888, vua Hàm Nghi vị thực dân Pháp và lưu đày đến Algiers. Đây cũng là nơi ông trút hơi thở cuối cùng vì bệnh ung thư dạ dày. Ông cũng chính là một trong những vị vua không được lập đền thờ.
Đồng Khánh (1885-1889)
- Niên hiệu: Đồng Khánh Đế
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ưng Đường
- Ngày sinh: 19/12/1864 DL
- Ngày mất: 28/01/1889 DL
- Miếu hiệu: Cảnh Tông Thuần Hoàng đế
Đồng Khánh lên ngôi vua trong hoàn cảnh phải nhượng bộ cho Pháp để được hỗ trợ về mặt hành chính, quân sự. Mặc dù ông lên ngôi vua nhưng hầu như mọi quyền hành đều thuộc về thực dân Pháp. Đất nước dưới thời cai trị của vua Đồng Khánh đã tiếp thu văn minh nước Pháp và sử dụng hàng Tây.
Ông đã mất vào năm 1889 và để lại hơn 100 phi tần. Đại Nam Thực Lục có ghi lại ông có 6 hoàng tử và 3 công chúa. Nhưng sách Hoàng tộc Nguyễn đã để lại thông tin ông có 6 hoàng tử và 6 công chúa.
Thành Thái (1889-1907)
- Niên hiệu: Thành Thái
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Bửu Lân
- Ngày sinh: 14/03/1879 DL
- Ngày mất: 09/03/1955 DL
Bửu Lân chính là người con thứ 7 của vua Dục Đức. Ông lên ngồi khi mới 10 tuổi nhờ sự giúp đỡ của Diệp Văn Cường. Đây là một người chú dượng của vua Thành Thái.
Vua Thành Thái có lòng yêu nước và tinh thần dân tộc cao. Ông khinh ghét những bọn quan xu nịnh và hay giả điên để qua mặt thực dân Pháp. Sau khi bị phát hiện đang chế tạo vũ trí để hòng nổi dậy chống lại thực dân Pháp, ông bị truất ngôi và đày sang Reunion.
Tuy nhiên, vào năm 1945, ông đã được trở về Việt Nam và sống ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Sau khi mất, ông được an táng tại khuôn viên An Lăng thành (Huế).
Duy Tân (1907-1916)
- Niên hiệu: Duy Tân
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Vĩnh San
- Ngày sinh: 19/09/1900 DL
- Ngày mất: 25/12/1945 DL
Duy Tân lên ngôi vua khi chỉ 7 tuổi. Mặc dù còn nhỏ những ông đã tỏ ra rất thông minh. Thực dân Pháp cho ông lên ngôi vua với mục đích dễ bề sai khiến vì ông còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, ý chí chống pháp của ông đã khiến mọi người bất ngờ.
Ông tiếp thu văn hóa phương Tây để nâng cao kiến thức như học tiếng Pháp, chính trị học, triết học, văn hóa – thành tựu phương Tây… Năm 1916, ông đã lập âm mưu khởi nghĩa chống Pháp nhưng bị bắt và bị giam giữ ở đảo Réunion – Ấn Độ Dương.
Khải Định (1916-1925)
- Khải Định Đế
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Bửu Đảo
- Ngày sinh: 08/10/1885 DL
- Ngày mất: 06/11/1925 DL
- Miếu hiệu: Hoàng Tông Tuyên Hoàng đế
Khải Định được coi là vị vua có tinh thần nhu nhược, không quan tâm chính chỉ mà chỉ biết ăn chơi, cờ bạc. Báo chí và các phong trào yêu nước đương thời rất coi thường và thường xuyên đả kích ông. Tuy vậy, ông cũng đã góp công trong việc phát triển trang phục truyền thống cùng nhiều công trình kiến trúc cổ.
Bảo Đại (1926-1945)
- Niên hiệu: Bảo Đại
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
- Ngày sinh: 22/10/1913 DL
- Ngày mất: Ngày 31 tháng 07 năm 1997
Bảo Đại trị vì đất nước trong 20 năm với cũng là vị vua cuối cùng của triều nhà Nguyễn. Mặc dù ông lên ngôi vua vào năm 1922 nhưng mãi đến 10 năm sau ông mới tiếp quản, cai trị đất nước. Suốt thời gian đó, ông vẫn học tập tại Pháp.
Vào ngày 30/8/1945, ông chính thức thoái vị và trao lại quyền cho lãnh đạo cho chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Sau đó, ông được phong làm Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam.
Thông tin về các vị vua Triều Nguyễn đã được chúng Tôi tổng hợp và chia ở trong bài viết trên. Như vậy, Bảo Đại là vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn. Vào ngày 30/8/1945, ông đã từ bỏ long bào để trở thành công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.