Văn hóa dân gian

Yêu lắm tà áo dài Huế

Huế được biết đến là “cái nôi” và là “kinh đô” của áo dài Việt Nam – nơi còn lưu giữ các giá trị đặc trưng của áo dài truyền thống và là nguồn cảm hứng trong việc sáng tạo nhằm nâng cao giá trị của từ “Áo dài Việt”

Áo dài được cho là ra đời từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát và trở thành trang phục chính thức của cả nam và nữ giới ở vùng đất Đàng Trong. Đến thời Gia Long, sau khi thống nhất đất nước, vị vua này có ý định “Phải nên một phen sửa định mới có thể đồng nhất phong tục. Nhưng sửa đổi phong tục cũng phải dần dần” (theo Đại Nam thực lục). Từ năm 1826 đến năm 1837, điều mà vua Gia Long không làm được thì chính vua Minh Mạng đã từng bước thực hiện, với tinh thần quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước. Từ đó, chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi cả nước.

Áo dài Huế truyền thống (Ảnh sưu tầm)

Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, từ thời Minh Mạng trở đi, bộ trang phục áo dài Việt Nam sản sinh ở kinh thành Phú Xuân – Huế đã dần dần thay thế các dạng trang phục cổ truyền của Đàng Ngoài, từng bước được điều chỉnh để trở thành trang phục chung cho đàn ông và đàn bà Việt Nam.

Trải qua nhiều năm thăng trầm cùng thế cuộc, từ chiếc nôi ở xứ Huế, áo dài Việt Nam trở thành một biểu tượng về bản sắc văn hóa của trang phục Việt, vừa trang trọng, vừa mang tính độc sáng, không lẫn vào đâu khi sánh vai cùng các biểu tượng văn hóa trang phục đa dạng của toàn cầu. Với riêng xứ Huế, áo dài còn mang theo một quá khứ vàng son, một kiểu cách rất riêng của vùng đất kinh kỳ.

Giữ chút gì rất Huế mặn mà

Dạ thưa ngọt lịm ai mê say

Em đi gót nhẹ xanh hồn cỏ

Và hơi thở mềm sương khói bay

Dù có đi đâu … về đâu, O gái Huế là mình vẫn cảm thấy tự tin nhất khi mặc chiếc áo dài của quê hương mình !
Mặc chiếc “Áo dài Huế”, với mình không chỉ là trang phục … mà là được “ôm ấp” bởi Tình Huế rất sâu !!!

LHT, 11/2023

Tâm tình Huế từ 🇺🇸

Bài viết mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có quan tâm
Close
Back to top button