3 Không
Thoạt đầu, khi mới nhìn bức tượng này có lẽ ai cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó “3 không” nghĩa là “không nhìn, không nghe và không nói”.
Từ đó có không ít người suy ra rằng “hãy cứ sống an phận, mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh và họ mặc nhiên bàng quan theo thuyết “Mackeno” (mặc kệ nó)“
Nhưng giữa cuộc đời đầy rẫy thị phi và nhủng nhương này, nếu cứ an phận như vậy thì xã hội sẽ đi đến đâu, tình người nữa cũng sẽ về đâu?
Và nếu cứ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng như thế cả cuộc đời, thì thử hỏi cuộc sống có còn gì là thi vị nữa không? …
Thực ra, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng, và ẩn ý che dấu đằng sau ba chữ “không” kia mà người xưa muốn truyền lại cho con cháu có nhiều ý nghĩa sâu xa lắm.
Nguồn gốc của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn độ từ vài ngàn năm trước. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần – Thần Vajrakilaya. Vị thần này có 6 tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và hai miệng.
Làm vậy ngụ ý để răn dạy, khuyên bảo người dân (dân chúng Ấn Độ đa số là Phật tử ) “không nhìn bậy, không nghe bậy, không nói bậy”.
Tư tưởng “3 không” này theo các nhà tu hành Phật giáo đi qua nước Tàu không rõ vào thời kỳ nào. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ tám đời nhà Đường (Tang Dynasty, có bài viết là năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến Phật sự ở Trung hoa, đã mang theo về Nhật tư tưởng này.
Tại Nhật, vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng 8 bức khác nhau) tạc tượng 3 con khỉ tên Mizaru, Kikazaru và Iwazaru: bịt tai, bịt mắt, bịt miệng, bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỷ 17.
Vì từ “zaru” gần âm với “saru” nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu thị cho triết lý này.
🙈 Con che mắt tên là Mizaru nghĩa là “tôi không nhìn thấy điều xấu”.
🙊 Con bịt miệng là Iwazaru nghĩa là “tôi không nói điều xấu”.
🙉 Con bịt tai là Kikazaru nghĩa là “tôi không nghe những điều xấu”.
Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp:
“Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy).
Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều, họ muốn:
* Bịt mắt để dùng TÂM mà nhìn .
* Bịt tai để dùng TÂM mà nghe .
* Bịt miệng để dùng TÂM mà nói .
Khi TÂM ở trạng thái “Tịnh” , không bị quấy rầy bởi những điều xấu , thì từ TÂM mới phát sinh những điều “Thiện”.
Đây là một sản phẩm vừa mang tính nghệ thuật, lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Mong rằng những ai đang có món quà này trên bàn làm việc sẽ càng yêu quý và trân trọng nó hơn.
Nguyện chúc quý vị @everyone Nhịp Cầu Huế một ngày mới an lành và nhiều sức khỏe.
——————————