Lịch sử

Chuyện kể về Nam Phương Hoàng Hậu

Nam Phương Hoàng Hậu chính là vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Bà đã chinh phục mọi người bởi vẻ đẹp nhân hậu, tài năng và lòng chung thủy trong mối tình với vua Bảo Đại.

Nam Phương Hoàng Hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh ngày 14 tháng 11 năm 1913 tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (Gò Công, Tiền Giang ngày nay). Xuất thân từ gia đình Công giáo giàu có bậc nhất xứ miền Tây.

Cha của Nam Phương Hoàng Hậu là ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và mẹ là bà Marie Lê Thị Bính.

👑 Khi lên 12 tuổi, bà sang Pháp và mang quốc tịch nước này. Bà học tại trường nữ có tiếng tại Pháp là Couvent des Oiseaux. Tháng 9-1932, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, bà về Việt Nam và gặp vua Bảo Đại năm 1932 tại Đà Lạt. Đấy là năm bà vừa tròn 18 tuổi.

Đến cuối năm 1932, vua Bảo Đại có dịp lên Đà Lạt nghỉ mát và gặp Nguyễn Hữu Thị Lan tại đây khách sạn La Palace Đà Lạt. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, Nguyễn Hữu Thị Lan đã bị thu hút bởi vẻ ngoài điển trai và đầy học thức của Bảo Đại. Vị vua này cũng đã viết trong cuốn Con Rồng Việt Nam về Marie Thérèse như sau: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”.

Hình ảnh Nam Phương Hoàng Hậu

Ngày 22/2/1934, tin tức Bảo Đại kết hôn với Nguyễn Hữu Thị Lan bị cả Hoàng gia phản đối quyết liệt. Quan lại cấp cao yêu cầu Nam Phương bỏ đạo Công giáo và theo đạo Phật. Thế nhưng, vua Bảo Đại đã nói: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình”.

👑 Đến ngày 20/03/1934, hôn lễ giữa vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu được tổ chức tại Huế. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng Hậu cho Nam Phương được diễn ra tại điện Thái Hòa.

Lễ cưới của Nam Phương hoàng hậu cùng vua Bảo Đại xuất hiện trên các mặt báo thời bấy giờ

Nếu những Hoàng Hậu trong chế độ phong kiến về trước chỉ chăm lo chốn hậu cung thì Nam Phương Hoàng Hậu lại khác, Bà thường xuyên sát cánh cùng Vua Bảo Đại trong các nghi lễ ngoại giao. Đặc biệt, dù là người của đạo Công giáo những bà rất biết cách cư xử với những người thuộc đạo Phật bên chồng. Thỉnh thoảng bà cũng đi chùa và dẫn theo con cái trong các dịp lễ đặc biệt của Phật giáo.

Trong suốt thời gian tại vị, bà đã làm đúng bổn phận và trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, quốc mẫu của đất nước. Chính vì vậy mà không ai có thể tìm được lỗi sai của bà trong cuộc sống. Cũng chính vì lẽ đó mà Bảo Đại rất coi trọng bà.

Nam Phương Hoàng Hậu cùng các con

👑 Cuộc sống cuối đời của Nam Phương Hoàng Hậu

Khi cùng các con sang Pháp định cư, bà chuyển đến ở tại lâu đài Domain de la Perche ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Nouvelle-Aquitaine. Tại đây, bà có cuộc sống thoải mái, giàu có nhưng khá trầm lặng. Bà ít tiếp xúc với người ngoài và chỉ gặp các con trong những dịp đặc biệt như hè, lễ Tết. Vốn vào cuối đời, bà mắc bệnh tim khá nặng và ra đi vào ngày 15/09/1963.

Khi được tin vợ tạ thế, Vua Bảo Đại đã trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý gia nhất của người Pháp để an táng cho Bà. Đám tang bà Nam Phương được tổ chức theo nghi thức đạo Công giáo rất đơn giản, chỉ có các hoàng tử, công chúa và một ít bạn bè thân thiết, trong đó có Công chúa Như Lý, con gái Vua Hàm Nghi sống ở Pháp lúc đó đến dự. Linh cữu Hoàng hậu Nam Phương được an táng tại nghĩa trang Công giáo ở Chabrignac.

Cuộc đời Nam Phương Hoàng Hậu vốn trải qua nhiều thăng trầm và tốn không ít giấy mực của báo chí nước ngoài. Dù chỉ tại vị trong vòng 10 năm, bà cũng đã thể hiện được sự bản lĩnh, tài ba, nhân hậu của mình thông qua việc giúp đỡ vua Bảo Đại chăm lo an sinh xã hội, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng mẹ chồng.

Bà gần gũi người dân qua các công tác quyên góp, chăm lo nhà phước, cổ vũ giáo dục. Được học hỏi, đi thăm nhiều quốc gia, bà còn đại diện cho tinh thần phụ nữ đầu thế kỷ 20. Bà thoát ly khỏi các rào cản xã hội của thời đại cũ, tham gia hoạt động đối ngoại, phụng sự quốc gia.

Bà trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho phong trào phụ nữ dấn thân vào xã hội, học tập, làm việc và phát triển bản thân. Dù tại vị chỉ hơn 10 năm, sự nghiệp của bà bao trùm trên nhiều mặt. Theo sách, Nam Phương Hoàng Hậu đã để lại cho hậu thế ấn tượng về một quốc mẫu đáng trân trọng.

Ảnh sưu tầm trên mạng

Bài viết mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button