Thiếu vắng cha ảnh hưởng đến các mối quan hệ trưởng thành của con cái như thế nào?
Con trai Út của tôi từng hỏi tôi thế này “làm sao con có thể chữa lành khỏi một mối quan hệ mà con chưa từng có với người Ba thiếu vắng trong cuộc đời con?”
Tôi đã khuyến nghị con mình đọc cuốn sách có tựa đề “My Distant Dad” (tạm dịch: Người Cha xa cách) của Jed Diamond. Sự “vắng mặt” của người Cha có thể được hiểu dưới góc nhìn cả vật lý lẫn tâm lý.
Nỗi sợ hãi và lo âu lớn lao có thể bắt nguồn từ tổn thương tâm lý, gọi là “father wound” do thiếu vắng người cha. Theo Diamond thì tổn thương vì người cha có thể trở thành một vấn đề mang tính truyền thừa qua nhiều thế hệ. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống của người con — mà có lẽ quan trọng nhất là các mối quan hệ tình cảm xoay quanh cuộc sống của người con sau này.
Khi con trẻ “dám dấn thân” vào hành trình chữa lành, có nghĩa là chúng đã mở lòng để “làm hòa” với quá khứ bị tổn thương của mình.
❓Vậy bậc Cha Mẹ như chúng ta hiểu đã hiểu “Vết thương lòng vì người cha” là gì? (father wound)
Hãy hình dung đến một lỗ hổng trong tâm hồn của con trẻ, thiếu đi hình dạng của người cha. Điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận về vai trò người làm cha trong suy nghĩ của đứa con? Điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến khả năng của đứa con tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp với người khác? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá trị bản thân của chính đứa con ? Sức khỏe thể chất của con có bị ảnh hưởng không ? Thật ra tất cả các quan ngại đó đều có liên quan với nhau, và gây nên những nỗi đau “khó liền sẹo” trong tâm hồn của đứa trẻ.
❓ Một đứa trẻ cần điều gì nhất ở người cha?
Những gì mà trẻ em cần là sự hiện diện của người Cha; Tình yêu vô điều kiện của ông ấy; Sự quan tâm sâu sắc, không thay đổi của ông ấy đối với con người thực của người con.
❓ Nếu bạn từng là một đứa trẻ thiếu vắng cha nhưng lại rất thân thiết với một người ông (nội/ngoại), người chú hay một người bạn thân của gia đình, thì liệu bạn có nguôi ngoai vết thương lòng đó hay không?
Điều này chắc chắn là có ích, nhưng nó không chữa lành được vết thương lòng vì người cha. Nhận được những nguồn hỗ trợ khác cũng có ích, nhưng bạn vẫn phải bắt tay vào công việc chữa lành nhằm giải quyết tổn thương vì thiếu vắng người cha.
❓ Vết thương lòng vì người cha ảnh hưởng đến phụ nữ và đàn ông như thế nào?
Nhìn chung thì phụ nữ có xu hướng kết nối nhiều hơn với nỗi sợ, đau khổ, trầm cảm và mất mát mà họ cảm nhận trong các mối quan hệ hiện tại của họ, có liên quan đến quá khứ. Trong khi đàn ông thì có xu hướng kết nối nhiều hơn với cơn giận của họ. Đàn ông không nhận được nhiều cảm thông hay thấu cảm khi họ có vẻ như đang tức giận hoặc hay đòi hỏi, nhưng thường thì cơn giận của họ là một vỏ bọc che giấu nỗi tổn thương và sợ hãi mà họ đang cảm nhận. Và điều ngược lại có xu hướng đúng đối với phụ nữ. Đôi khi, nỗi sợ hãi và tổn thương là một vỏ bọc che đậy cho cơn giận mà phụ nữ chưa giải quyết được.
❓ Vết thương lòng vì người cha có truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hay không? Làm sao chúng ta có thể ngăn chặn khuôn mẫu này?
Khi bạn bắt đầu thâm nhập vào vết thương lòng vì người cha, bạn sẽ gần như luôn phát hiện thấy những tổn thương mang tính truyền thừa qua nhiều thế hệ.
❓ Điều gì xảy ra nếu bạn chưa chữa lành được vết thương lòng vì người cha?
Có hai loại cảm xúc: Những cảm xúc lạnh lùng/xa cách và tức giận, ở đó chúng ta hắt hủi, xua đuổi người bạn đời của mình. Hoặc chúng ta trở nên bất an và đeo bám. Chúng ta muốn có thêm sự trấn an, bảo đảm từ người bạn đời—nhưng người ấy có thể không bao giờ cho ta đủ. Người bạn đời của chúng ta có thể có cảm giác rằng bất kể họ cho ta nhiều đến đâu thì cũng chẳng bao giờ đủ. Vì tất cả hoàn toàn dựa trên sự bất an. Kiểu gắn bó không an toàn (Insecure attachment) từng xảy ra trong quá khứ kéo theo hầu như tất cả mọi vấn đề mà chúng ta gặp phải trong mối quan hệ trưởng thành của mình.
❓ Vết thương lòng vì người cha biểu hiện ra sao trong cuộc sống ở tuổi trưởng thành của bạn?
Khi trưởng thành, tôi rất khó để có các mối quan hệ cam kết và gắn bó. Tôi luôn kiểm soát mọi thứ vì sợ rủi ro sẽ đánh mất mối quan hệ đó. Tôi cũng thường tự hỏi tại sao tôi không nhận được thứ tình cảm mà tôi nghĩ là mình cần hoặc xứng đáng. Rồi sau đó tôi sẽ từ bỏ mối quan hệ ấy khi cảm thấy bị tổn thương hoặc không được yêu thương đúng cách.
Và rồi, mãi cho đến năm 2022 tôi mới tìm gặp một nhà tham vấn, và tôi đi làm tham vấn chuyên sâu để chữa lành tổn thương. Khi tôi đã chữa lành được quá khứ thì tôi có thể chữa lành được cảm xúc của mình và bây giờ chúng tôi đang có một hôn nhân mỹ mãn.
Quý vị @everyone thân mến, những người làm Cha Mẹ chúng ta đều từng là những đứa trẻ. Mỗi người sẽ trưởng thành và già đi trên những con đường khác nhau và chắc hẳn cũng có ai đó trong chúng ta cũng đã từng, đang phải trải qua nhiều hệ lụy của việc “thiếu vắng” người Cha mang lại.
Vậy nên, nếu chẳng may con chúng ta cũng lại đang phải trải qua điều tương tự, thì mong rằng chúng ta hãy đồng hành cùng con mình trên hành trình “chữa lành” “father wound” cho con nhé.
Một phần của công việc này là hãy thành thật với bản thân chúng ta và hãy sống thật với quá khứ của chúng ta. Có thể nói rất nhiều khó khăn mà tôi gặp phải không phải tại vì người bạn đời của tôi có vấn đề. Có thể là do tôi đang phóng chiếu những kỳ vọng thiếu thực tế và nó chẳng liên quan gì đến người bạn đời của tôi—mà nó thực sự bắt nguồn từ quá khứ của tôi.”
Nguyện chúc các bậc Cha Mẹ chúng ta luôn là người bạn thân thiết, đáng tin cậy nhất của con cái chúng ta!
——————————